Doanh thu và lợi nhuận hàng tỉ USD là con số không hề nhỏ dành cho thị trường thiết bị y tế Việt Nam. Bởi hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng vào đầu tư bệnh viện, thuốc men… mà không để mắt đến “miếng bánh” thiết bị y tế.
Bộ y tế vừa có thống kê cho thấy ngành thiết bị y tế đang thực sự có tiềm năng, thậm chí tiềm năng rất lớn sau đại dịch Covid-19. Hay minh chứng rõ nét nhất là những con số đầu tư vào lĩnh vực này: 2010 ước tính 515 triệu USD; 2016 là 950 triệu USD; 207 tăng lên 1.1 tỉ USD. Trung bình mỗi năm ước tính tăng trưởng 18%.
Như vậy có thể thấy bức tranh tăng trưởng đang rất khả quan. Chưa kể hệ thống y tế tại các bệnh viện khu vực Bắc – Trung – Nam đều đang tập trung đầu tư cho thiết bị y tế, kể cả nhà nước và tư nhân. Trên thực tế tiềm năng đó càng thể hiện rõ trong đầu năm 2020 khi các cơ sở y tế đều phải chủ động nâng cấp và sẵn sàng vật tư cho công tác khám, điều trị nếu có tính huống xấu xảy ra.
Đầu tiên phải kể đến là đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đó là điều tất yếu khi hầu hết các cơ sở khám và điều trị tại Việt Nam đều đang chuyển mình theo cuộc cách mạng 4.0. Ở đó đòi sự cải tiến về mặt chất lượng cho một quy trình số hóa toàn diện tại các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương.
Thứ hai là thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở y tế. Hiện chính phủ đang có chính sách kích cầu và chủ trương ủng hộ các bệnh viện tư nhân phát triển. Cụ thể là tăng 20% tổng số giường bệnh vào năm 2020. Điều đó tạo ra cuộc cạnh tranh tích cực giữa bệnh viện tư nhân và nhà nước, bao gồm cả phòng khám và các cơ sở liên doanh.
Thứ ba là xu hướng quốc tế hóa. Không thể phủ nhận Việt Nam vẫn là nước có nguồn nhân công giá rẻ. Điều đó tạo điều kiện cho các nước phát triển xâm nhập vào Việt Nam để đầu tư mảng y tế. Nhiều hợp đồng, cam kết về đầu tư bệnh viện đi song song là các hãng thiết bị y tế đi vào Việt Nam.
Một khi sự cạnh tranh có chủ đích được thiết lập thì rõ ràng dịch vụ y tế đươc nâng cao. Mà dịch vụ tăng cao ngoài yếu tố con người thì thiết bị là quan trọng vô cùng.